Di sản Jack the Ripper

'Sự ruồng rẫy báo oán' (Nemesis of Neglect): Jack the Ripper được mô tả như một bóng ma rình rập Whitechapel, và là hiện thân cho sự ruồng rẫy của xã hội, trong tranh biếm họa của tạp chí Punch năm 1888

Bản chất của những vụ án mạng Whitechapel cùng với lối sống bần cùng của các nạn nhân[263] đã thu hút sự chú ý của công chúng đến điều kiện sống tồi tàn ở East End,[264][265] và khiến dư luận dậy sóng trước tình trạng nhiều khu ổ chuột đông đúc, mất vệ sinh.[266][267] Trong vòng hai thập kỷ kể từ những vụ giết người, nhiều khu ổ chuột tồi tệ nhất đã bị dọn sạch và đập bỏ,[268] nhưng các con phố cùng một số tòa nhà vẫn còn tồn tại. Huyền thoại về Jack the Ripper vẫn được quảng bá trong nhiều tour tham quan có hướng dẫn viên đến các địa điểm từng xảy ra vụ án mạng và những địa điểm có liên quan đến vụ án.[269][270] Nhiều năm trôi qua, khu chung cư Ten BellsPhố Thương mại Luân Đôn (nơi mà ít nhất một trong các nạn nhân của 5 vụ án mạng kinh điển thường lui tới) vẫn là tâm điểm của những chuyến tham quan như vậy.[271]

Ngay sau khi những vụ án mạng xảy ra và kể cả quãng thời gian về sau, "Jack the Ripper đã trở thành ông kẹ trong con mắt của nhiều đứa trẻ."[272] Miêu tả về Jack thường nhuốm màu ma mị và kỳ quái. Trong thập niên 1920 và 1930, Jack trong phim ảnh thường được diễn tả là một người đàn ông mặc bộ đồ thường ngày, với bí mật giấu kín, chuyên săn lùng những con mồi thiếu cảnh giác. Bầu không khí và sự tà ác thường được khắc họa thông qua hiệu ứng ánh sáng và tạo bóng.[lower-alpha 8][273] Đến những năm 1960, Jack the Ripper trở thành "biểu tượng của tầng lớp quý tộc săn mồi"[273] và thường được diễn tả là đội mũ chóp, ăn mặc như một quý ông. Giới uy quyền[lower-alpha 9] nhìn tổng thể thì thích hợp với vai phản diện nên Jack the Ripper bị xem như biểu hiện cho tầng lớp thượng lưu bóc lột.[274] Hình ảnh của Jack the Ripper thường kết hợp hoặc vay mượn từ những biểu tượng của làng truyện kinh dị như áo choàng Dracula hoặc vụ Victor Frankenstein thu hoạch nội tạng.[275] Thế giới giả tưởng của Jack the Ripper có thể kết hợp nhiều thể loại, từ trinh thám Sherlock Holmes đến kinh dị khiêu dâm Nhật Bản.[276]

Jack the Ripper xuất hiện trong hàng trăm tác phẩm hư cấu, và tác phẩm có ranh giới giữa thực tế và hư cấu, bao gồm cả những bức thư của Jack và cuốn nhật ký bịa đặt mang tên Nhật ký của Jack the Ripper.[277][278][279] Y cũng có mặt trong nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, truyện tranh, trò chơi, bài hát, kịch, opera, chương trình truyền hình và phim ảnh. Nếu chỉ tính riêng tác phẩm phi hư cấu viết về các vụ án mạng của Jack the Ripper thì cũng có hơn 100 tác phẩm, khiến nó trở thành một trong những chủ đề tội phạm có thật được viết nhiều nhất.[177] Colin Wilson tạo ra thuật ngữ "ripperology" trong thập niên 1970 để mô tả việc nghiên cứu của các chuyên gia và nghiệp dư về hiện tượng Jack the Ripper.[280][281] Những tạp chí thường kỳ như Ripperana, Ripperologist và Ripper Notes đều xuất bản nghiên cứu về đối tượng này.[282]

Vào năm 2015, Bảo tàng Jack the Ripper mở cửa ở phía đông Luân Đôn và gặp phải một số cuộc biểu tình nhỏ.[283] Không có bức tượng sáp nào của Jack the Ripper tại Phòng Kinh hoàng ở bảo tàng Madame Tussauds vì chủ trương của bảo tàng là không tạo hình cho những người chưa rõ mặt mũi.[284] Thay vào đó y được diễn tả dưới hình dạng một cái bóng.[285] Vào năm 2006, tạp chí BBC History bầu chọn Jack the Ripper là người Briton độc ác nhất trong lịch sử.[286][287]